Chia sẻ về cách vượt bão suy thoái
(Thấy hay, chia sẻ không cần hỏi)
Doanh Nhân nhà đầu tư lẫy lừng Warren Buffett từng nói:
“Xét cho cùng, bạn chỉ phát hiện ra những kẻ bơi truồng khi thủy triều đã rút xuống”…
Mình rất thích câu nói này của bác Buffett, hôm qua trong sự kiện về bán hàng đa kênh tối ưu chi phí và tăng lợi nhuận lại được thầy Nguyen Quoc Tuan nhắc nhớ lại.
Đại ý câu này nói là khi thuỷ triều lên là lúc chúng ta có những thành quả nhất định, thường hân hoan trong chiến thắng, ít quan tâm đến dài hạn. Và ngược lại khi thuỷ triều rút và lúc này nhìn lại mới thấy ai là người bơi truồng, không mặc quần. Mới thấy doanh nghiệp hoặc tổ chức nào yếu, bộ khung không vững, (bơi truồng)
Chúng ta đều thấy:
Mấy tháng này cả thị trường đang rên xiết trong hàng tá những khó khăn về sức mua, về lãi xuất, về chi phí…Doanh thu tụt, bán chậm, khách hàng ít..v.v…thậm chí vài học viên của tớ đợt này cũng không trụ lại được “cuộc chơi”. Đứa con mình đẻ ra không nuôi được, ảnh hưởng cả đến các nhân sự vài chục có khi vài trăm người.
Rất đau khổ đúng không các ACEs “nuôi con mọn”?
Ngẫm lại câu trên của bác Buffett thấy đúng vô cùng trong giai đoạn này: Mới qua thuỷ triều Covid nay lại dính tiếp, thuỷ triều suy thoái.
Vậy giải pháp là gi? Hành động gì? Để chuẩn bị, trang bị, “mặc quần” như thế nào trong giai đoạn này hoặc “THUỶ TRIỀU RÚT” hơn nữa thì mình vẫn trụ, vẫn bơi trong game này được?
Có 3 nhóm hành động cần ưu tiên:
1. ƯU TIÊN 1: TINH THẦN “VỮNG”
– Điều đầu tiên là tinh thần của lãnh đạo và đội ngũ lãnh đạo những người thuyền trưởng phải bình tĩnh để các thuyền viên vững tâm hơn.
– Động viên, họp online, họp từng cấp F1, F2,…Fn chia sẻ về bối cảnh hiện tại, những khó khăn ập tới. Nói rõ, nhấn mạnh về con đường, tầm nhìn những niềm tin để củng cố, “dìu nhau qua hoạn nạn” => Toàn dân kháng chiến
– Lên danh sách các hành động để “vượt sóng” ở mọi cấp độ của công ty: Tại điểm bán, trên văn phòng, các khối hỗ trợ, cấp cao, trung, cấp trực tiếp tiếp xúc khách hàng…
2. ƯU TIÊN 2: TỐI ƯU ĐỂ “SỐNG”
– Rà soát lại toàn bộ cơ cấu chi phí và ngưỡng cơ câu để siết lại. Ngưỡng chi phí thời “thuỷ triều lên” chắc chắn phải khác thời điểm “thuỷ triều xuống”. Cái nào có vai trò “lấy ngắn nuôi dài” thì nên giữ lại. Cái nào đầu tư dài hạn mà chưa có tác động ngay nên cân nhắc.
– Cắt, tối ưu các cửa hàng không hiệu quả, không có lợi nhuận, không đạt điểm hoà vốn. Tuy duy lõi của ngành chuỗi. “Đóng được phải mở được” nếu vì thể diện khó đóng quá thì xem lại khả năng “gồng lỗ” được bao lâu => Quan trọng là trụ lại, sống dai.
– Khẩn cấp rà soát lại luồng vận hành, tối ưu lại các khâu để gia tăng trải nghiệm khách hàng thông qua việc chuẩn hoá phục vụ tại cửa hàng, các điểm tiếp xúc với khách hàng…
– Rà soát và tối ưu chi phí bán hàng: Ads, live, KOLS, KOCs….Khả thi và hiệu quả giữ lại. Cái nào ngược lại chưa hiệu quả đánh giá và điều chỉnh.
– Tập trung các hoạt cho khách hàng cũ: chăm sóc lại khách hàng cũ, đưa ra các kịch bản ưu đãi (Promotion – Khuyến mại, Loyalty) hời hơn nhằm tăng tần suất hoặc khơi gợi nhu cầu. (Lưu ý luôn luôn có lý do khi dùng các kịch bản này nếu không tỷ lệ thất bại cao)
– Điều chỉnh lại mục tiêu cho phù hợp cũng như truyền thông nội bộ tất cả các khối, phòng ban về mục tiêu mới & kế hoạch hành động mới.
– Mục tiêu của các hành động tối ưu này là duy trì chi phí ở mức thấp, đáp ứng vận hành, giữ hoặc theo đổi dòng tiền (thậm chí đánh đổi lợi nhuận. Nếu đang chưa lợi nhuận thì cắt hoặc điều chỉnh về hoà vốn hoặc có tý lời đã)
3. ƯU TIÊN 3: TĂNG TRƯỞNG
– Tuy duy lõi của tăng trưởng: “Thời điểm xảy ra sự cố là lúc có cơ hội đột phá” vậy cũng không nên lo lắng quá hoặc chỉ “nằm thở” hay “cắn răng chịu”.
Đây là lúc cũng có rất nhiều doanh nghiệp phát triển vượt bậc, lúc bứt phá khi tìm thấy công thức – Không những giúp “sống khoẻ” mà có khả năng trở thành ứng cử viên sáng giá ngồi mâm trên cùng với các tay chơi cũ. Mỗi một đợt khủng hoảng, hoặc như Covid lại có nhiều doanh nghiệp nổi lên như vậy.
Ngay cả ông lớn Uniqlo cũng trong hoàn cảnh đó khi vướng vào đại khủng hoảng kinh tế của Nhật năm 1990, nhiều DN bùng lên trong đại dịch ở nhiều chuỗi ngành hàng:
Thời trang: Yody, Levent, Teelab….
Chuỗi thuốc: Long Châu, An Khang…
Chuỗi tiện lợi, bách hoá: Max Value của Aoen Mall, WinMart/WinMart+
(Còn nhiều nữa đây chỉ là mấy case gần mình và mình thường quan sát)
– Đồng thời áp dụng chiến lược đánh đổi lợi nhuận để duy trì dòng tiền cho KH nhiều ưu đãi hơn để KÉO LẠI sức mua tăng Kịch bản Promotion – Promotion khác giảm giá, nhiều ACE nhầm tưởng nên toàn né chiến lược ngon này)
Nếu có thể R&D sản phẩm gợi ý cho nhóm KH ít ảnh hưởng suy thoái hoặc sức có giảm nhưng vẫn có (KH trung lưu và cao cấp)
Đầu tư thêm ngân sách vào các kênh mới (chưa làm bao giờ, đánh giá tính khả thi)
Đầu tư thêm ngân sách cho cách làm mới (khác cũ, chưa làm bao giờ, đánh giá tính khả thi)
– Nên follow hoặc tham gia các nhóm, các lớp học để làm mới cách làm, theo dõi ở gần những người có tầm ảnh hưởng trong ngành, ngách của mình để học hỏi, điều chỉnh hoặc nếu có cơ hội thì cùng hợp tác “liên minh trí tuệ” để cùng “vượt bão”
Trên đây là BA ƯU TIÊN chia sẻ lại với ACEs mà mình đã chia sẻ nhiều trong nhiều khoá học Private và các case Coach chuyên sâu của mình. Mọi người cứ bưng về xài và thử.
“Mặc Quần” NGAY sẵn sàng khi “THUỶ TRIỀU RÚT”